Nước muối ưu trương là gì? Ứng dụng của muối ưu trương trong y tế

Nước muối ưu trương là gì? Ứng dụng của muối ưu trương trong y tế

Nước muối ưu trương là loại nước muối có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu ở trong dịch cơ thể. Con số này cần đảm bảo lớn hơn 380 mOsmol/L.
Khác với nước muối sinh lý nước muối ưu trương được pha với nồng độ muối cao hơn. Cụ thể trong Y khoa dung dịch nước muối ưu trương sẽ có các nồng độ: 1,8%, 2,7%, 3%, 7,5% và 10%.
Để có thể hiểu một cách đơn giản: Nước muối sinh lý thì mặn gần giống máu, còn nước muối ưu trương mặn hơn máu. Ngoài ra, trong y tế còn có loại nước muối nhược trương thì nhạt hơn máu với nồng độ NaCl < 0,9%.

Khi tế bào cơ thể tiếp xúc với nước muối ưu trương, nước trong tế bào sẽ bị hút ra ngoài. Cũng nhờ đặc tính ưu việt này này mà muối ưu trương đem lại nhiều tác dụng đặc biệt, nổi trội so với muối sinh lý.

                                                             

Cơ chế tác dụng của muối ưu trương tại mũi

Khi sử dụng muối ưu trương để nhỏ mũi, rửa mũi hay xịt mũi. Sản phẩm này sẽ đồng thời xuất hiện 3 cơ chế làm sạch tại mũi, đó là:
Dòng chảy dung dịch muối hỗ trợ đẩy nhanh các chất cặn bẩn ra khỏi mũi.
Tính kháng viêm giúp ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn phát triển.
Tính hút nước ưu việt của muối ưu trương sẽ giúp nhanh chóng làm mềm các gỉ mũi gây nghẹt.
Cơ chế thứ 3 được đánh giá rất cao đặc biệt với trường hợp mũi bị tắc. Gỉ mũi chính là ổ vi khuẩn giúp chúng sinh sôi và phát tán gây ra nhiều bệnh lý ở đường hô hấp trên. Việc hút nước vào gỉ mũi sẽ khiến các chất cặn bẩn được loại bỏ ra khỏi mũi một cách nhẹ nhàng và triệt để.
                                                                       

Ứng dụng nước muối ưu trương trong y tế

  • Rửa mũi, loại bỏ dịch nhầy mũi
  • Khi sử dụng các loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh không hiếm gặp phải trường hợp rửa mũi cho trẻ không sạch hết. Tình trạng trẻ vẫn khò khè sau khi rửa mũi, dẫn đến việc bạn phải thực hiện thêm nhiều lần khác. Điều này vô hình chung làm ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan do tiếp xúc với nước muối sinh lý nhiều lần. Thậm chí khi thao tác không đúng cách, sẽ khiến trẻ xuất hiện các biến chứng như: Viêm tai giữa, dịch sặc vào phổi gây viêm phổi,…
  • Chính vì thế các bác sĩ đã và đang khuyến khích sử dụng muối ưu trương thay thế cho muối sinh lý khi bạn muốn rửa mũi, loại bỏ dịch nhầy mũi. Dựa trên thực tiễn cho thấy, dùng nước muối ưu trương có thể rút ngắn thời gian thao tác quá trình rửa mũi nhanh gấp 2,5 – 3 lần so với việc sử dụng nước muối sinh lý. Dịch mũi cũng nhanh chóng được làm loãng và loại bỏ ra ngoài. Bên cạnh đó, các triệu chứng phổ biến như: Niêm mạc mũi phù nề và sưng viêm, sổ mũi, nghẹt mũi,… cũng giảm rõ rệt
    Do đó, cơ thể con người sẽ được truyền muối ưu trương khi:
    Bị mất muối nhiều hơn mất nước hay còn gọi là mất nước nhược trương. Tình trạng này thường gặp ở người: Suy hoặc cắt tuyến thượng thận, mất nước và muối (nôn, tiêu chảy, ra mồ hôi)…
    Khi cần tạo ra môi trường huyết thanh ưu trương nhằm mục đích kéo nước trong tế bào ra ngoài như trong phù não cấp.
    Giảm tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản khí dung
    Viêm tiểu phế quản là bệnh đường hô hấp dưới khá phổ biến ở trẻ nhỏ khiến trẻ phải nhập viện. Khi bị viêm tiểu phế quản, trẻ sẽ bị khò khè khó thở kèm theo co lõm ngực. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện khí dung nước muối ưu trương 3% kết hợp với thuốc dãn phế quản Salbutamol. Ngoài là chất dung môi hòa tan thuốc nước muối ưu trương còn giúp tăng hiệu quả của thuốc khí dung.
    Các nghiên cứu còn cho thấy sử dụng loại nước muối này còn giúp hạn chế đáng kể những tác dụng phụ của thuốc giãn phế quản gây ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *